|

Quyền khiếu nại của công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay

Quyền khiếu nại là một trong những quyền con người căn bản được Hiến pháp của hầu hết các nước trên thế giới quy định. Ở Việt Nam, khiếu nại được khẳng định là quyền chính trị cơ bản của công dân, được ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và tiếp tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1980, 1992. Trong bản Hiến pháp năm 2013, quyền khiếu nại được khẳng định lại một lần nữa ở cấp độ bản chất hơn, sâu sắc hơn rằng đó là một trong những quyền cơ bản của con người mà Nhà nước và toàn xã hội có trách nhiệm phải bảo vệ.
content:

Khái niệm quyền khiếu nại của công chức, viên chức

Từ địa vị pháp lý hành chính của công chức, viên chức và bản chất quan hệ pháp lý giữa công chức, viên chức với Nhà nước, có thể đưa ra định nghĩa về quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức như sau: Quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức là khả năng được Nhà nước thừa nhận cho công chức, viên chức có thể yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó.

Đặc điểm quyền khiếu nại của công chức, viên chức

Thứ nhất, quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức do pháp luật hành chính quy định. Đây là bảo đảm pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất để công chức, viên chức hay công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình. Khi và chỉ khi được pháp luật quy định, công chức, viên chức hay công dân mới có thể sử dụng quyền này trong các quan hệ pháp luật hành chính.

Thứ hai, quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức được thực hiện theo thủ tục hành chính. Để quyền khiếu nại hành chính được thực hiện trên thực tế, cần thiết phải có một thủ tục, đó thực chất là một loạt các quan hệ hành chính mới phát sinh giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại, giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và người giải quyết khiếu nại. Đó vừa là các quan hệ nội dung vừa là các quan hệ thủ tục. Thủ tục hành chính tạo ra trình tự pháp lý cần thiết để thực hiện quyền khiếu nại hành chính.

Thứ ba, mục đích thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức là nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại. Mặc dù cùng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại song các quyền và lợi ích chính đáng cụ thể của công dân sẽ khác với các quyền và lợi ích chính đáng cụ thể của công chức, viên chức. Chính sự khác biệt này cùng với khác biệt về địa vị pháp lý hành chính giữa công chức, viên chức và công dân sẽ quyết định những khác biệt giữa quyền khiếu nại của công chức, viên chức và quyền khiếu nại của công dân về đối tượng khiếu nại.

Thứ tư, đối tượng của quyền khiếu nại của công chức, viên chức hẹp hơn so với đối tượng của quyền khiếu nại của công dân. Công dân vừa là chủ thể trao quyền lực cho Nhà nước vừa là đối tượng của quản lý nhà nước. Khác với công dân, công chức, viên chức là những chủ thể được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện quyền lực nhà nước, là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức, vì vậy, có phạm vi hẹp hơn. Trong khi công dân có thể khiếu nại gần như tất cả các quyết định hành chính cá biệt - cụ thể và hành vi hành chính trừ một số trường hợp ngoại lệ thì công chức, viên chức chỉ có thể khiếu nại đối với quyết định kỷ luật.

Quy định về đối tượng khiếu nại của công chức, viên chức

Yếu tố “quyền và lợi ích hợp pháp” của công chức, viên chức phải được xem xét trong mối tương quan với yêu cầu về tính trật tự, ổn định và liên tục của nền hành chính. Điều đó đặt ra đòi hỏi phải xác định được ranh giới giữa “yêu cầu về tính trật tự, ổn định và liên tục của nền hành chính” với “quyền và lợi ích hợp pháp” của công chức, viên chức. Việc xác định ranh giới này hoàn toàn không đơn giản và lại tiếp tục phụ thuộc vào các yếu tố: (i) mục đích của khiếu nại và hoạt động giải quyết khiếu nại; (ii) các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể; (iii) năng lực của thiết chế thực thi; (iv) khuôn khổ hệ thống pháp luật hiện hành.

Thực tế ở Việt Nam, theo quy định hiện hành của Luật Khiếu nại năm 2011, đối tượng khiếu nại của công chức, viên chức chỉ bao gồm các quyết định kỷ luật, là các quyết định bằng văn bản do người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với công chức, viên chức. Theo quy định này, công chức có quyền khiếu nại đối với sáu loại quyết định kỷ luật gồm: (1) quyết định kỷ luật khiển trách; (2) quyết định kỷ luật cảnh cáo; (3) quyết định kỷ luật hạ bậc lương; (4) quyết định kỷ luật giáng chức; (5) quyết định kỷ luật cách chức và (6) quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Viên chức có quyền khiếu nại đối với bốn loại quyết định kỷ luật gồm: (1) quyết định kỷ luật khiển trách; (2) quyết định kỷ luật cảnh cáo; (3) quyết định kỷ luật cách chức và (4) quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

                                                Trích dẫn bài của Ths. Lê Thị Thúy

Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra - TTCP

 

17/11/2024 - 40 Lượt xem
Việc tích hợp sổ sức khỏe điện tử lên VNeID giúp giảm thiểu giấy tờ mà người dân phải mang theo khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đồng thời cho phép người dân theo dõi và quản lý thông tin...
16/11/2024 - 51 Lượt xem
Từ Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2024 (tức ngày 18 tháng 10 năm Giáp Thìn) đến hết Thứ Tư ngày 18 tháng 12 năm 2024 (tức ngày 18 tháng 11 năm Giáp Thìn) tại điện Mẫu- đền Voi Phục tạm dừng...
16/11/2024 - 20 Lượt xem
Ngày 14/11/2024, UBND quận Ba Đình đã phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) tổ chức Tập huấn Phòng chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn quận
16/11/2024 - 32 Lượt xem
Tối 15.11 tại không gian phố đi bộ Hồ Ngọc khánh đã diễn ra khai mạc “Tuần lễ khuyến mại kích cầu tiêu dùng phố kinh doanh dịch vụ, đi bộ Ngọc Khánh - Giảng Võ trường năm 2024”.
14/11/2024 - 15 Lượt xem
Hưởng ứng Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non 17/11/2024, quận Ba Đình tổ chức Điểm truyền thông với chủ đề: "Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em", kêu gọi tất cả...
13/11/2024 - 104 Lượt xem
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của liên địa...
01/11/2024 - 532 Lượt xem
Sáng 30/10, UBND quận và Hội Liên hiệp phụ nữ quận Ba Đình tổ chức hoạt động tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2024-2025; ra mắt công trình “Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình”.
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1481
Số lượt truy cập: 4903425