|

Xử lý vi phạm lấn chiếm hè đường: Hình ảnh đẹp trong mùa dịch

Vấn nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, gây mất trật tự, ATGT nghiêm trọng trên địa bàn Hà Nội đã diễn ra hàng chục năm qua, lực lượng chức năng luôn cho rằng không dễ gì xử lý được. Thế nhưng, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kỳ lạ là có khi chỉ trong một ngày, tất cả vi phạm đã biến mất.
content:

 

Ban Chỉ đạo 197 phường Vĩnh Phúc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch

 

 

Như một phép màu

Ngày 11/5 vừa qua, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa các quán bia, chợ “cóc”, chợ tạm trên địa bàn, nhằm hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, ngăn chặn nguy cơ lây lan. Chỉ trong chưa đầy một ngày sau khi có chỉ đạo trên, đường phố Hà Nội trở nên thông thoáng lạ thường. Vỉa hè rộng thênh thang, lòng đường như “nở” ra thêm phân nửa, không còn UTGT, không còn cảnh chen chúc, luồn lách trên mọi tuyến đường trung tâm vốn ngày nào cũng căng thẳng vì áp lực giao thông.

Trong ba đợt cao điểm chống dịch Covid-19 trước đó cũng vậy, sau khi UBND TP Hà Nội có chỉ đạo mạnh mẽ, lập tức các hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh bị xóa sạch trong chưa đầy 24 giờ. Điều đó cho thấy một thực tế, khi lực lượng chức năng nghiêm khắc với vi phạm, việc giải phóng vỉa hè, lòng đường không phải là bất khả thi. Đồng thời, khi hành lang giao thông, không gian cho người đi bộ được dọn sạch, trả về đúng công năng của nó, hiệu quả kéo giảm UTGT trở nên rõ rệt hơn gấp nhiều lần.

Cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng dịch, do học sinh, sinh viên được nghỉ học, lượng người và phương tiện lưu thông trên đường giảm mạnh, áp lực giao thông theo đó bớt đi rất nhiều. Nhưng cũng không thể phủ nhận, khi vi phạm lấn chiếm hè đường bị xử lý triệt để, Hà Nội rất khác, đường phố rộng rãi hơn, yên bình và và dễ lưu thông hơn.

Nhiều người thậm chí còn coi việc tạm dừng hoàn toàn các chợ “cóc”, chợ tạm, quán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trong thời gian ngắn ngủi như vậy là phép màu. Nó cho thấy một kết quả khác hẳn tình cảnh của hàng chục năm qua, khi lực lượng chức năng thì “than khó”, còn người dân phải bức xúc triền miên với vi phạm mà chẳng cách nào dẹp nổi.

Hết dịch bệnh sẽ ra sao?

Đó là câu hỏi lớn dành cho Hà Nội. Khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, đẩy lùi, TP trở lại nhịp sống thường nhật, các hàng quán sẽ lại bung ra lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tình trạng dừng đỗ xe tuỳ tiện tái diễn. Liệu Hà Nội có biện pháp nào để giải quyết, xử lý triệt để không hay lại tiếp tục “chịu trận”?

Việc bảo vệ hành lang giao thông, không gian dành cho người đi bộ đối với một đô thị lớn như Hà Nội có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong hoàn cảnh tốc độ gia tăng dân số, phương tiện quá nhanh, còn hạ tầng lại chậm phát triển, vận tải công cộng chưa thu hút được đông đảo người dân. Bởi khi đường thông, hè thoáng, các phương tiện lưu thông tốt hơn, có trật tự hơn, người đi bộ không bị ép phải tràn xuống lòng đường gây cản trở xe cộ. Xe cơ giới không phải chen chúc, lấn làn, tranh giành nhau từng chút để thoát ra khỏi những cung đường ùn tắc đến ngạt thở.

Quan trọng hơn, khi hè, đường thông thoáng, người dân sẽ có không gian đi bộ dễ dàng, tiếp cận tốt hơn với xe buýt, tàu điện… Và ngược lại, phương tiện vận tải công cộng cũng đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển, tần suất hoạt động dày đặc hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của hành khách. Từ đó thói quen sử dụng phương tiện vận tải công cộng mới có cơ hội dần thay thế truyền thống sử dụng xe cá nhân, góp phần rất quan trọng vào giảm thiểu UTGT và ô nhiễm môi trường cho Hà Nội.

Nhiều năm qua, tình trạng lấn chiếm hè, đường, hành lang giao thông diễn ra rất nhức nhối tại Hà Nội cũng như nhiều TP khác. Lực lượng chức năng vẫn thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, mở nhiều đợt cao điểm giải tỏa nhưng kết quả lại chỉ như “đá ném ao bèo”. Hà Nội cần lắm sự quyết tâm, nghiêm khắc và nỗ lực mạnh mẽ trong việc xử lý vi phạm lấn chiếm hè đường như trong các đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như vừa qua.

Kinhtedothi

14/01/2025 - 23 Lượt xem
Dịp cận Tết Nguyên đán số vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm có chiều hướng gia tăng,  cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm. Người dân hãy đề cao cảnh giác với các...
11/01/2025 - 39 Lượt xem
Thực hiện Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND ngày 22/8/2023 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định xét, công nhận sáng kiến cơ sở, phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài khoa học...
09/01/2025 - 55 Lượt xem
Năm 2024 là năm có ý nghĩa quyết định để phấn đấu hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2026. Đây cũng là năm diễn ra nhiều ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước: kỷ...
07/01/2025 - 50 Lượt xem
Ngày 06/01/2025, UBND quận Ba Đình đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-XPHC về xử phạt hành chính đối cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh số 11 phố Hàng Than với số tiền 40 triệu đồng do vi phạm các quy định về...
07/01/2025 - 25 Lượt xem
Từ ngày 1-1-2025, quận Ba Đình đã triển khai thực hiện phương án đổi mới, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường nhằm duy trì diện mạo đô thị sáng - xanh - sạch.
07/01/2025 - 30 Lượt xem
Ngày 7/1, Ban Chỉ đạo 197, Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quận Ba Đình tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 526
Số lượt truy cập: 5041373