|

Chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2015

content:

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GD-ĐT VÀ DN HIỆN NAY

I/ NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐÃ ĐAT ĐƯỢC

Quy mô phát triển, phổ cập giáo dục, chất lượng GD-ĐT và DN được giữ vững và phát triển.

1- Hệ thống trường lớp trên địa bàn quận hiện nay :

+ 42 trường mầm non (MN) trong đó có 22 trường, lớp ngoài công lập.

+ 19 trường Tiểu học (TH) trong đó có 2 trường ngoài công lập.

+ 13 trường THCS trong đó có 1 trường ngoài công lập.

+ 5 trường THPT trong đó có 2 trường ngoài công lập.

+ 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX).

+ 1 Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp(TTKTTH).

+ 1 Trung tâm dạy nghề (TTDN).

+ 2 trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN).

+ 14 Trung tâm học tập cộng đồng ( TTHTCĐ).

Về cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập 100% học sinh trong độ tuổi học phổ thông, 87% trẻ độ tuổi MN (trong đó 100% trẻ 5 tuổi), 28% trẻ ở độ tuổi nhà trẻ ra lớp.

2- Chất lượng đội ngũ

2.1- Đội ngũ cán bộ quản lý(CBQL) đảm bảo phẩm chất chính trị (100% là đảng viên). Trình độ trung cấp lý luận chính trị: chiếm 36,5%, trình độ cao cấp chính trị chiếm 12,4%. Đạt chuẩn đào tạo của cấp học 100%, tỷ lệ trên chuẩn đạt 93,3% (trong đó: 79,8% Đại học; 10,9% Thạc sĩ), hầu hết CBQL được đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ kỹ năng quản lý điều hành nhà trường, là nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo.

2.2- Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng chuyên môn 100% đạt chuẩn đào tạo của cấp học trong đó tỷ lệ đạt trên chuẩn đào tạo cao: Mầm non 58%, Tiểu học 90,2%, THCS 68,4%. Trình độ đào tạo trên chuẩn ở các trường THPT, GDTX, THCN và dạy nghề đạt 25%. Công tác phát triển đảng được đẩy mạnh, hầu hết các trường công lập đều có chi bộ đảng, tỷ lệ đảng viên trong các trường MN, TH, THCS đạt 31,2%, THPT và TCCN đạt 37%.

3- Chất lượng GD&ĐT

3.1- Cấp học mầm non và phổ thông: Hoàn thành tốt các chỉ tiêu thành phố giao, giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS và phấn đấu thực hiện phổ cập THPT và tương đương trong độ tuổi 15 đến 21. Khối THPT thực hiện đủ chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm. Các trường ngoài công lập đã có nhiều giải pháp thu hút, đáp ứng nhu cầu học tập rèn luyện của học sinh. Các nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo đầu tư tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học, đảm bảo môi trường sư phạm, tạo điều kiện thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ năm học, chất lượng giáo dục và đào tạo của các nhà trường ngày càng được nâng cao. Đã có 12 trường đạt chuẩn quốc gia.

3.2 - TTGDTX: ổn định quy mô trường, lớp đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được giữ vững và phát triển. Tích cực mở các lớp văn hóa, học nghề, ngoại ngữ và các lớp bồi dưỡng kiến thức cuộc sống, đáp ứng yêu cầu học tập tại các TTHTCĐ. Công tác xóa mù chữ, bổ túc tiểu học, THCS và chương trình giáo dục tương đương tiếp tục được đẩy mạnh.

3.3- Các trường TCCN và DN: Thực hiện tốt việc đa dạng hóa loại hình đào tạo, phát triển các ngành học, mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục được giữ vững. Thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu thành phố giao cả hệ chính quy, tại chức, bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn và đào tạo chuẩn. TTDN quận đã đào t¹o vµ båi d­ìng 15 nhóm nghề, trong đó lao động vµ häc sinh ca qun chiÕm tû lÖ 52%.

4 - Nguyên nhân chủ yếu để có được những kết quả trên là

4.1- Quận ủy - HĐND - UBND quận; Sở GD&ĐT Hà Nội, các sở ban ngành thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cho ngành GD-ĐT quận phát triển. Cán bộ và nhân dân Ba Đình luôn phát huy truyền thống hiếu học chăm sóc giáo dục con em trong các độ tuổi phổ cập giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để GD&ĐT Ba Đình không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học.

4.2- Sự nỗ lực phấn đấu của CBQL, giáo viên, nhân viên ngành GD&ĐT thực hiện lời dạy của Bác "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt - học tốt".

4.3- Sự phát triển về đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước đòi hỏi và tạo điều kiện để GD&ĐT phát triển.

II/ NHỮNG KHÓ KHĂN YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Về khó khăn, yếu kém

1.1- Chất lượng chuyên môn của CBQL chưa đồng đều. Một số CBQL trình độ, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước chưa sâu; công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng điều hành thực hiện chức năng quản lý nhà nước cho đội ngũ CBQL còn hạn chế. Quy hoạch đội ngũ CBQL cơ quan Phòng GD&ĐT và các nhà trường còn chưa đảm bảo tính hợp lý về độ tuổi, về giới tính, về bộ môn (đối với cấp THCS). Thực hiện quy trình bổ nhiệm CBQL thay thế người về hưu, người được điều động nhận nhiệm vụ khác có lúc còn chậm. Công tác quy hoạch CBQL tổng thể của toàn ngành chưa đáp ứng được yêu cầu.

Chất lượng chuyên môn của giáo viên không đồng đều, không ít giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp giáo dục và giảng dạy, trong ứng dụng CNTT. Công tác tự kiểm tra, đánh giá chuyên môn ở một số đơn vị còn chưa được quan tâm đúng mức, thường xuyên; Chất lượng đội ngũ giữa các trường không đồng đều; Việc điều động, luân chuyển CBQL, giáo viên nhằm điều hòa chất lượng đội ngũ, chất lượng chuyên môn giữa các trường học thuộc quận quản lý còn gặp khó khăn. Việc tinh giảm biên chế giáo viên dôi dư nhất là giáo viên ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều trường chưa tuyển dụng đủ nhân viên y tế, thiết bị, thư viện theo quy định.

1.2- Quy hoạch mạng lưới trường, lớp trên địa bàn quận chưa hợp lý (có phường chưa có đủ trường học), nhiều trường MN công lập, ngoài công lập có quy mô nhỏ nên không đáp ứng được nhu cầu ra lớp của trẻ độ tuổi mầm non. Quy mô trường, lớp, học sinh giữa các trường chưa hợp lý. Sự chênh lệch lớn về số lượng học sinh, cơ sở vật chất giữa các trường học chậm được khắc phục. Việc giải tỏa hộ dân trong mộ số trường học gặp khó khăn, ảnh hưởng đến khung cảnh sư phạm và an ninh trường học. Công tác quản lý các trường, lớp mầm non ngoài công lập còn hạn chế. Học sinh trái tuyến ở các trường tiểu học, trung học cơ sở còn nhiều. Tình trạng dạy thêm, học thêm chưa được giải quyết triệt để. Chất lượng hoạt động của các TT HTCĐ chưa cao. Công tác phát triển đảng trong một số cơ sở giáo dục còn hạn chế.

1.3- Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu. Phòng GD&ĐT và một số trường học cơ sở vật chất xuống cấp chưa được sửa chữa kịp thời. Công tác đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị đồ dùng dạy học đồng bộ theo các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia của các cấp học, ngành học còn hạn chế.

1.4- Việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo, thực hiện đề án xã hội hóa giáo dục - đào tạo còn hạn chế. Tỷ lệ học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập thấp.

1.5- Cơ sở vật chất thiết bị dạy, học của các trường TCCN, TTDN, TTGDTX, TTKTTH chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo, việc thu hút học viên và nâng cao chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế. Đội ngũ giáo viên ở TTDN quận chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng; nội dung giáo trình chưa đáp ứng yêu cầu người học. Số học viên trong quận theo học ở TTDN, TTGDKTTH số 1 còn ít, chưa kết hợp có hiệu quả giữa việc đào tạo nghề với giải quyết việc làm.

2. Nguyên nhân của khó khăn, yếu kém

2.1- Nguyên nhân chủ quan:

2.1.1- Một số cấp ủy Đảng chưa thể hiện được vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực GD&ĐT, do vậy việc tuyên truyền vận động các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục có nơi, có lúc chưa thực hiện tốt.

2.1.2- Nhận thức và tầm nhìn về vai trò trách nhiệm của một số CBQL giáo dục chưa đầy đủ; chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên giữa các trường còn chênh lệch, tâm lý CBQL và giáo viên ngại chuyển trường.

2.2- Nguyên nhân khách quan:

2.2.1- Cơ chế quản lý hệ thống GD-ĐT và DN trên địa bàn còn thiếu tập trung thống nhất gây khó khăn trong quản lý điều hành và phối hợp. Nhiều văn bản hướng dẫn đối với công tác giáo dục còn bất cập, chưa rõ ràng; chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên còn bất hợp lý, chưa khuyến khích, thúc đẩy năng lực sáng tạo của giáo viên.

2.2.2- Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, xã hội hóa GD-ĐT còn bất cập, quỹ đất dành cho sự nghiệp giáo dục còn hạn chế, không đáp ứng quy chuẩn đề ra.

2.2.3- Sự phối hợp giữa các TTDN với phường, với các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất dịch vụ trên địa bàn trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm thiếu chặt chẽ, hiệu quả không cao.

2.2.4- Tâm lý cha mẹ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đều muốn cho con học tiếp PTTH nên tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS vào các trường dạy nghề thấp, vì các trường TCCN không có hệ đào tạo tuyển sinh tốt nghiệp THCS.

PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

_____________

I/ NHỮNG MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu

1.1. Xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên

Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng và Chỉ thị 35-CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch 79/KH-UB của UBND Thành phố về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Căn cứ các văn bản của Bộ GD&ĐT về chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học, quy định về nhân viên trong các cơ sở giáo dục, xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đủ về số lượng; hợp lý về tỷ lệ cơ cấu giữa các môn học. Xây dựng Quy hoạch CBQL giai đoạn 2011-2015 trong hệ thống cơ sở giao dục thuộc quận quản lý; Xây dựng Quy chế luân chuyển CBQL; quy trình luân chuyển giáo viên điều hòa chất lượng đội ngũ giữa các cơ sở giáo dục thực hiện công bằng trong GD&ĐT, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về chất lượng và uy tín của các cơ sở giáo dục thuộc quận quản lý.

1.2. Đầu tư xây dựng trường, lớp, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/QU của Ban Thường vụ Quận ủy về công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn quận, hoàn thành các dự án đầu tư xây mới, xây dựng lại các trường học; đầu tư cải tạo xây thêm phòng học ở các trường MN, phòng bộ môn, tăng cường mua sắm thiết bị dạy học theo các tiêu chí, tiêu chuẩn về CSVC của trường chuẩn Quốc gia; Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên không để tình trạng xuống cấp nghiêm trọng kéo dài về CSVC trường học, đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục.

1.3. Nâng cao chất lượng và uy tín các trường học và các cơ sở giáo dục

Phấn đấu thực hiện theo các tiêu chuẩn của Quy chế trường chuẩn quốc gia và Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GD&ĐT trường học do Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT ban hành. Thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường học; Quy chế chuyên môn; Các cuộc vận động của Đảng, Chính phủ, Ngành GD&ĐT và các tổ chức đoàn thể phát động nhằm hoàn thành tốt chỉ tiêu nhiệm vụ các năm học, giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng và uy tín các trường học. Triển khai thí điểm tổ chức mô hình trường, lớp thưc hiện chương trình dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao ở những nơi có điều kiện.Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước chất lượng GD&ĐT ở các cơ sở dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập phát triển, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo dạy nghề ở TTDN quận.

1.4. Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục

Duy trì bền vững kết quả chống mù chữ, PCGD TH; PCGD THCS. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu PCGD MN cho trẻ 5 tuổi. Các Phường phấn đấu hoàn thành PCGD THPT và tương đương đúng độ tuổi. Quận phấn đấu đạt chuẩn PCGD THPT .

1.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa (XHH) giáo dục đào tạo

Quán triệt, nâng cao nhận thức về chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục của Đảng và Chính phủ. Thực hiện có hiệu quả Đề án XHH giáo dục đào tạo của Thành phố giai đoạn 2009-2015, nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn bộ xã hội chăm lo cho sự nghiệp GDĐT để toàn xã hội và đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả GD-ĐT ngày càng cao. Cùng với việc huy động các nguồn lực xã hội, khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân xã hội hóa đầu tư xây dựng các trường ngoài công lập, các cơ sở dạy nghề phát triển đúng hướng nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục - đào tạo và dạy nghề của học sinh và nhân dân trên địa bàn quận.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XXIV đề ra, tập trung chỉ đạo thực hiện những chỉ tiêu :

2.1. Số cháu trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 95% (trong đó trẻ 5 tuổi đi học 100%; Số cháu trong độ tuổi được vào nhà trẻ đạt 35% ). Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm, tăng tỷ lệ " Bé khỏe - Bé ngoan" đạt 90% trở lên.

2.2. 100% học sinh Tiểu học được học 2 buổi/ngày và 40% học sinh THCS được học 2 buổi/ngày.

2.3. Phổ cập bậc trung học phổ thông và tương đương đối với người học trong độ tuổi vào năm 2013 và quận đạt phổ cập giáo dục trung học vào năm 2015.

2.4. Số giáo viên đạt trên chuẩn đào tạo ở bậc học Mầm non 100%, Tiểu học 100%, THCS trên 80%, các trường THPT, GDTX, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đạt trên chuẩn đào tạo: 35% trở lên. 100% cán bộ quản lý đạt trình độ Trung cấp chính trị trở lên. Tỷ lệ đảng viên trong giáo viên các trường trực thuộc quận là 40% trở lên. Riêng khối phổ thông trung học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tỷ lệ đảng viên đạt trên 45% .

2.5. Giữ vững 12 trường đạt chuẩn Quốc gia , xây dựng thêm 8 trường đạt chuẩn Quốc gia đưa tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 20.

2.6- Chỉ đạo thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo duc, xây dựng thí điểm trường, lớp trong các trường công lập hoạt động theo mô hình cung ứng dịch vu giáo dục trình độ chất lượng cao, nâng tỷ lệ học sinh ngoài công lập ở bậc MN lên 30%; TH lên 3%, THCS 5%; tỷ lệ học viên học tại TTDN quận chiếm 65%;

2.7. Duy trì chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng phổ cập Tiểu học, THCS, đội ngũ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô. Tiếp tục thực hiện mục tiêu Nghị quyết lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đề ra "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" và Nghị quyết 05/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định 112/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập .

II/ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP

1. Giải pháp trọng tâm

Để tạo một bước chuyển biến về chất lượng, xây dựng một hình ảnh mới về ngành GD&ĐT nói chung và các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận nói riêng trong giai đoạn 2011 -2015 cần xác định giải pháp trọng tâm là tập trung mọi khả năng có thể thực hiện " Chuẩn hóa – Hiện đại hóa – Xã hội hóa – Dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" ngành GD&ĐT:

1.1- Tập trung chỉ đạo các cấp ủy, Ban giám hiệu các trường học, các cơ sở giáo dục thực hiện chuẩn hóa toàn diện về: đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên , cơ sở vật chất thiết bị dạy học; Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và phương pháp dạy học.

1.2- Từng bước hiện đại hóa những cơ sở giáo dục có điều kiện tiếp cận, tiến tới hội nhập các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và thế giới.

1.3- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đầy đủ về chủ trương xã hội hóa giáo dục trong cán bộ đảng viên và nhân dân, các tổ chức đoàn thể xã hội. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục nhằm động viên các tổ chức đoàn thể và cá nhân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập.

1.4- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở các cơ sở trường học.

2. Các giải pháp chủ yếu

2.1. Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo và dạy nghề trong giai đoạn mới.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị bằng nguồn kinh phí ngân sách, kinh phí của đơn vị và kinh phí cá nhân (kiến nghị Thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, giáo viên các đơn vị giáo dục, dạy nghề trực thuộc đạt chuẩn hóa trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị).

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên, nhân viên, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trẻ có năng lực, phẩm chất để tạo nguồn kế cận CBQL của ngành.

Quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Từng bước xây dựng quy chế khen thưởng đặc thù nhằm động viên giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp GD-ĐT và dạy nghề.

Thực hiện nghiêm Quy chế luân chuyển CBQL, Quy trình luân chuyển giáo viên hàng năm để điều hòa chất lượng đội ngũ, chất lượng GD-ĐT gữa các cơ sở GD, từng bước khắc phục sự mất cân đối trong trong tuyển sinh, quy mô trường lớp trong toàn quận. Quan tâm công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên mới ở các trường học, nhất là các trường Mầm non.

2.2. Thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học

Thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học đã được Thành phố phê duyệt . Tập trung xây dựng mới các trường ở những phường còn thiếu trường lớp; thực hiện giải tỏa triệt để những hộ dân trong các nhà trường; xây lại các trường đã xuống cấp; cải tạo, sửa chữa xây thêm phòng học cho các trường MN đáp ứng nhu cầu ra lớp của trẻ độ tuổi MN; xây thêm phòng chức năng, phòng bộ môn theo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với các trường xuống cấp, nhiều khó khăn, những trường đăng ký xây dựng trường chuẩn quốc gia, các trường lớp thực hiện chuyển sang loại hình cung ứng dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao.

Tăng cường trang thiết bị công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục tiếp cận phương pháp dạy học tiên tiến nâng cao chất lượng GD&ĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế của thủ đô và đất nước.

Đổi mới chương trình, nội dung, quy mô dạy nghề ở các trường TCCN và Trung tâm dạy nghề; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học.

2.3. Thực hiện hiệu quả đổi mới công tác quản lý giáo dục, phương pháp dạy học, nghiêm chỉnh thực hiện Luật giáo dục, giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học

2.3.1. Cấp học Mầm non

- Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ; Thực hiện tốt các chuyên đề, các chương trình giáo dục Mầm non mới của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT chỉ đạo. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.

2.3.2.Cấp học phổ thông

* Cấp Tiểu học:

Tập trung chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện nghiêm túc chương trình - SGK với yêu cầu giảm tải; kiểm tra, đánh giá học sinh đúng Quy chế của Bộ GD-ĐT. Thực hiện có hiệu quả dạy học 2 buổi/ ngày, không tổ chức dạy thêm học thêm.Tăng cường giáo dục học sinh rèn luyện ý thức và phương pháp tự học, kỹ năng sống, khuyến khích học sinh phấn đấu tự giác học tập và rèn luyện đạo đức, thể lực.- Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc học sinh bán trú, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

* Cấp Trung học:

Thực hiện có hiệu quả chương trình - SGK đảm bảo thực chất trong kiểm tra, đánh giá học sinh, từng bước cho học sinh chủ động thực hiện dạng đề kiểm tra trắc nghiệm. Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp dạy học gắn với việc sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học hiện đại nâng cao chất lượng giờ lên lớp.Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém. Kiên quyết xử lý giáo viên bắt ép học sinh học thêm thu tiền. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, chỉ đạo của sở GD - ĐT trong tuyển sinh, xét tuyển, thi tuyển vào lớp 10 THPT và quy định của Bộ GD-ĐT về thi tốt nghiệp THPT với phương châm " Kỷ cương nghiêm - Chất lượng thật - Hiệu quả cao".

2.3.3.Trung Tâm GDTX, TCCN và Dạy nghề

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL vững về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ để đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động chuyên đề đáp ứng yêu cầu người học, đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, đào tạo phù hợp với khung chương trình và sự tiếp thu của học viên trong quá trình học văn hóa, học nghề.

- Quan tâm công tác đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn nhằm bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của người học, tạo cơ hội học tập cho mọi người, góp phần xây dựng xã hội học tập. Thực hiện tốt mô hình vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề cho đối tượng thanh thiếu niên ở Trung tâm GDTX.

- Thực hiện chương trình phối hợp giữa Sở GD-ĐT và Liên đoàn Lao động Thành phố để tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp trong công nhân, viên chức, lao động.

- Có kế hoạch phối kết hợp, liên kết đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề với các tổ chức kinh tế - xã hội, các phường trong quy trình đào tạo và sử dụng lao động.

2.4. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo và dạy nghề, giữ vững chất lượng giáo dục góp phần xây dựng xã hội học tập

Nghiêm túc triển khai Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục y tế, văn hóa và TDTT trong giai đoạn mới. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục coi đó vừa là mục tiêu vừa là biện pháp để cùng với chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đào tạo nghề bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức kinh tế- xã hội, các cá nhân đầu tư cho giáo dục mở các loại hình trường, lớp dân lập, tư thục theo luật định.

Quán triệt, tuyên truyền về chủ trương, đường lối thực hiện xã hội hóa công tác GD-ĐT. Chỉ đạo sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ngành, tổ chức đoàn thể xã hội trong việc thực hiện XHH công tác giáo dục.

Giữ vững quy mô đào tạo, dạy nghề và phổ cập giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người cơ hội học tập.

TT GDTX, TTDN, TTGDKTTH và các trường TCCN tiếp tục giữ vững và phát triển quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu học văn hóa, học nghề của học viên để có trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề ứng dụng trong lao động sản xuất, tìm kiếm việc làm.

PHẦN THỨ BA

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

__________

1. Các cấp uỷ cơ sở Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể tổ chức triển khai quán triệt chuyên đề đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.

2. UBND Quận chỉ đạo ngành giáo dục đào tạo và dạy nghề, các phòng ban ngành liên quan và các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai các giải pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm đổi mới phương thức quản lý, phương pháp giảng dạy, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu giáo dục mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ XXIV đã đề ra.

4. Các ban Đảng Quận uỷ, Ban chuyên đề tham mưu giúp Ban Thường vụ quận ủy theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện chuyên đề, định kỳ báo cáo với Ban Thường vụ, hàng năm tiến hành sơ kết đánh giá thực hiện chuyên đề và tổng kết chuyên đề vào năm 2015.

05/02/2025 - 13 Lượt xem
Sáng 5/2, tại Trường THCS Nguyễn Trãi (phường Kim Mã), quận Ba Đình tổ chức phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025.
04/02/2025 - 107 Lượt xem
Sáng ngày 04/02/2025 (tức Mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ giáng lâm tại đền Quán...
03/02/2025 - 105 Lượt xem
Cách đây 95 năm, ngày 03/02/1930 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Đó là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê Nin với...
23/01/2025 - 65 Lượt xem
Phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn quận nhằm kêu gọi mỗi người dân cùng chung sức, đồng lòng, cùng hành động để bảo vệ môi trường, từ kiểm soát rác thải, nước thải đến...
23/01/2025 - 70 Lượt xem
Ngày 21-01, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quận Ba Đình tổ chức phiên họp tổng kết kết quả hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. 
15/01/2025 - 79 Lượt xem
Từ ngày 16/12/2024 đến hết ngày 26/02/2025, quận Ba Đình thực hiện cao điểm chống buôn lậu hàng giả, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
content:

content:

Album ảnh

portal-sessiontracking

Đang trực tuyến: 9208
Số lượt truy cập: 5242684