|

Hưởng ứng ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6/2024 với chủ đề: “Chung tay quản lý đất bền vững - Di sản của chúng ta, tương lai của chúng ta”

Ngày 17/6 hằng năm được Ban thư ký Công ước chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán.
content:

 

Đây là sự kiện quốc tế thường niên quan trọng được Việt Nam hưởng ứng nhằm góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động về chống suy thoái đất, sa mạc hóa, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Chủ đề Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán năm 2024 là "Chung tay quản lý đất bền vững - Di sản của chúng ta, tương lai của chúng ta". Việt Nam luôn xác định hạn hán và sa mạc hóa là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến an ninh sinh thái của hành tinh, xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế - xã hội và phát triển bền vững.

Ảnh mình họa

Diễn biến ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong thời gian qua cho thấy mức độ nguy hại của hạn hán, dẫn tới sa mạc hóa trong nhiều khu vực trên Trái đất. Liên hợp quốc đã từng cảnh báo quá trình sa mạc hóa là điển hình cho một trong số những "thách thức môi trường lớn nhất trong thời đại của chúng ta". Sa mạc hóa ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là môi trường và sinh kế của người dân, dẫn đến hậu quả làm mất các thảm thực vật. Sa mạc hóa khiến đồng bằng bị ngập lũ, đất bị xâm nhập mặn, suy giảm chất lượng nước và phù sa của các sông, hồ. Khoảng 50 triệu người có thể phải di dời trong vòng 10 năm tới do sa mạc hóa.

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo hạn hán đang ảnh hưởng đến 56 triệu người trên toàn cầu, 40% dân số bị thiếu nước, khoảng 700 triệu người có nguy cơ phải di cư vào năm 2030. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam có khoảng 400ha sa mạc tự nhiên. Việt Nam không phải quốc gia trọng điểm về sa mạc hóa nhưng suy thoái đất đã và đang diễn ra âm thầm. Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hạn hán là một trong những thảm họa thiên nhiên có sức tàn phá nặng nề nhất, gây thiệt hại đối với cuộc sống, phát sinh từ các tác động, chẳng hạn như mất mùa trên diện rộng, cháy rừng và suy giảm nguồn nước. Hạn hán ngày càng trầm trọng hơn do suy thoái đất và biến đổi khí hậu, tiếp tục gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng.

Công ước chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc được thành lập từ năm 1994, hiện có 197 thành viên. Việt Nam gia nhập Công ước này từ năm 1998. Mục tiêu của Công ước là chống sa mạc hóa, suy thoái đất và giảm thiểu tác hại của hạn hán ở các vùng bị sa mạc hóa và suy thoái đất nghiêm trọng; áp dụng các biện pháp có hiệu quả và sự trợ giúp quốc tế để giúp các nước bị ảnh hưởng bởi thoái hóa, sa mạc và hạn hán phát triển bền vững.

Phòng Văn hóa và Thông tin

05/02/2025 - 63 Lượt xem
Sáng 5/2, tại Trường THCS Nguyễn Trãi (phường Kim Mã), quận Ba Đình tổ chức phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025.
04/02/2025 - 113 Lượt xem
Sáng ngày 04/02/2025 (tức Mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ giáng lâm tại đền Quán...
03/02/2025 - 109 Lượt xem
Cách đây 95 năm, ngày 03/02/1930 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Đó là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê Nin với...
23/01/2025 - 66 Lượt xem
Phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn quận nhằm kêu gọi mỗi người dân cùng chung sức, đồng lòng, cùng hành động để bảo vệ môi trường, từ kiểm soát rác thải, nước thải đến...
23/01/2025 - 72 Lượt xem
Ngày 21-01, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quận Ba Đình tổ chức phiên họp tổng kết kết quả hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. 
15/01/2025 - 82 Lượt xem
Từ ngày 16/12/2024 đến hết ngày 26/02/2025, quận Ba Đình thực hiện cao điểm chống buôn lậu hàng giả, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
content:

content:

Album ảnh

portal-sessiontracking

Đang trực tuyến: 8550
Số lượt truy cập: 5252941