|

Ba Đình nghiêm cấm cán bộ, công chức sử dụng rượu, bia trong giờ làm việc

Mỗi tổ chức, cá nhân, gia đình hãy thực hiện nghiêm Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; không uống rượu, bia trước và trong thời gian làm việc và tại nơi làm việc.
content:

Ngày 17/3/2023, UBND quận Ba Đình ban hành kế hoạch số 120/KH-UBND về Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn quận năm 2023. Theo đó, UBND quận giao các cấp uỷ Đảng, chính quyền tăng cường quán triệt, tổ chức triển khai kịp thời nội dung của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành có liên quan tới cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể Nhân dân trên địa bàn; Chú trọng nội dung, hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khoẻ con người, gia đình, cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.

UBND quận chỉ đạo các đơn vị đưa quy định Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia vào quy chế của cơ quan, đơn vị; Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, gắn với lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn, trong các dịp lễ, tết; đặc biệt lồng ghép nội dung giáo dục về tác hại của lạm dụng rượu, bia vào các môn học chính khoá và hoạt động ngoại khoá phù hợp với các cấp học, bậc học.

Đồng thời, tăng cường thực hiện và kiểm tra, xử lý vi phạm quy định cấm sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, giữa hai buổi trong ngày làm việc, ngày trực và tổ chức giám sát việc thực hiện; Thực hiện các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; Kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép sản xuất rượu, bia; việc chấp hành các quy định về quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và nhãn hàng hoá đối với rượu, bia và biện pháp phòng chống rượu, bia nhập lậu, giả, không đảm bảo chất lượng; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Trước đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới, đồ uống có cồn là nguyên nhân trực tiếp của 30 bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương. Tổn thương chính do sử dụng đồ uống có cồn gồm:

1. Rối loạn tâm thần kinh

Nhiễm độc: là hệ quả của việc sử dụng một lượng đồ uống có cồn đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn, phần lớn là biểu hiện rối loạn hệ thần kinh trung ương. Nhiễm độc cấp tính đồ uống có cồn kết hợp với các rối loạn hành vi liên quan có thể dẫn đến hành vi nguy cơ: quan hệ tình dục không an toàn, tai nạn, chấn thương (khi đang điều khiển phương tiện, máy móc), bạo lực.

Gây nghiện: Đồ uống có cồn là một hợp chất có tác động tâm thần và khả năng gây nghiện đã được chứng minh ở người và động vật. Đồ uống có cồn có tác động gia tăng liều dùng dẫn đến việc tái sử dụng thông qua cơ chế giải phóng dopamine. Đồ uống có cồn cũng có tác dụng an thần, tác động trực tiếp lên não. Việc sử dụng thường xuyên đồ uống có cồn dẫn đến tình trạng thích nghi thần kinh là cơ chế của quá trình dung nạp khiến cho việc giảm liều lượng hoặc ngừng sử dụng sẽ dẫn đến các hội chứng “cai rượu” như tình trạng kích động, lo lắng.

Tác động đến sự phát triển của não: Đồ uống có cồn đã được chứng minh là tác động ở cấp phân tử và cấp tế bào đến quá trình hình thành và phát triển của não. Thanh thiếu niên đặc biệt nhạy cảm với các tác hại này của đồ uống có cồn. Ở vị thành niên, đồ uống có cồn có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc của đồi hải mã, là vùng não có vai trò quan trọng cho quá trình học tập.

2. Tác động tới sự phát triển của bào thai (Hội chứng nhiễm độc rượu ở bào thai)

Hậu quả nặng nề của sử dụng đồ uống có cồn khi mang thai là dị dạng vùng sọ-mặt, chậm phát triển, tổn thương hệ thần kinh bao gồm cả tàn phế về tâm thần.

3. Tổn thương đường tiêu hóa

Sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên dẫn đến tình trạng thiếu oxy của gan, phải tiếp xúc với các sản phẩm độc hại phát sinh trong quá trình chuyển hóa cồn của cơ thể. Chất cồn cũng có tác dụng làm tăng nồng độ lipopolysacharide là chất khi kết hợp với các hợp chất độc hại nêu trên gây tổn thương gan dẫn tới xơ gan. Cồn cũng làm trầm trọng thêm các tổn thương do vi rút viêm gan C gây ra. Sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên là nguyên nhân của các tổn thương ở tụy (viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính).

4. Gây ung thư ở người

Đồ uống có cồn và ethanol chứa trong đó được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư do đã có đầy đủ bằng chứng về khả năng gây ung thư của đồ uống có cồn trên người: gây ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Mối liên hệ này là tuyến tính, có nghĩa là lượng uống càng tăng thì nguy cơ gây ung thư càng lớn.

5. Gây tổn thương hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hệ quả có hại của việc sử dụng đồ uống có cồn cấp tính hoặc mạn tính tới hệ miễn dịch. Người nghiện đồ uống có cồn thường bị suy giảm miễn dịch và có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm (viêm phổi, lao, HIV) cao hơn.

6. Bệnh tim mạch

Tác động của đồ uống có cồn đối với nhóm bệnh này bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. Có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng đồ uống có cồn ở mức thấp (hai ngày một đơn vị cồn) có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Tuy nhiên sử dụng đồ uống có cồn ở mức độ nặng lại liên quan với tăng nguy cơ bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim), làm trầm trọng bệnh tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Ở những quốc gia mà bệnh tim mạch là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, gánh nặng bệnh tật (tính bằng số năm sống khoẻ mạnh mất đi) do đồ uống có cồn vượt qua những lợi ích của việc sử dụng đồ uống có cồn ở liều thấp mang lại.

7. Chấn thương có chủ định và không có chủ định

Sử dụng đồ uống có cồn ở mức độ nặng làm tăng nguy cơ tự tử và bạo lực. Nguy cơ các chấn thương không chủ định (do tai nạn) cũng gia tăng cấp số nhân theo mức gia tăng của lượng đồ uống có cồn tiêu thụ.

Đính kèm Kế hoạch số 120/KH-UBND:

Zalo
 

 

 

 

Zalo
 

 

 

 

Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
05/02/2025 - 32 Lượt xem
Sáng 5/2, tại Trường THCS Nguyễn Trãi (phường Kim Mã), quận Ba Đình tổ chức phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025.
04/02/2025 - 110 Lượt xem
Sáng ngày 04/02/2025 (tức Mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ giáng lâm tại đền Quán...
03/02/2025 - 106 Lượt xem
Cách đây 95 năm, ngày 03/02/1930 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Đó là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê Nin với...
23/01/2025 - 65 Lượt xem
Phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn quận nhằm kêu gọi mỗi người dân cùng chung sức, đồng lòng, cùng hành động để bảo vệ môi trường, từ kiểm soát rác thải, nước thải đến...
23/01/2025 - 72 Lượt xem
Ngày 21-01, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quận Ba Đình tổ chức phiên họp tổng kết kết quả hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. 
15/01/2025 - 81 Lượt xem
Từ ngày 16/12/2024 đến hết ngày 26/02/2025, quận Ba Đình thực hiện cao điểm chống buôn lậu hàng giả, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 6497
Số lượt truy cập: 5245269