Quận Ba Đình: Nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử văn hóa của di tích, lễ hội năm 2023

Sáng ngày 26/1, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý di tích, lễ hội năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2024
content:

 

Tham dự Hội nghị tổng kết có các đồng chí: Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống Văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội); Phạm Thị Diễm, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình.

Nơi tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa quan trọng của Thủ đô và đất nước

Ba Đình là một mảnh đất lịch sử với những di tích, danh thắng tiêu biểu của Thủ đô đã góp phần điểm tô những giá trị văn hóa cho một Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Với hệ thống 74 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng kháng chiến điển hình như: Khu di tích đặc biệt Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phủ Chủ tịch; Di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long; 02 di tích Quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh, Đền Voi Phục; 52 di tích lịch sử văn hóa gồm: 12 chùa, 19 đình, 20 đền, 03 Di tích cách mạng kháng chiến, 17 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện và 54 Lễ hội truyền thống trong một năm đã làm nên sự đặc sắc riêng có của khu vực làng cổ phía Tây kinh thành Thăng Long mang tên Thập Tam Trại.

3(1).jpg

Quang cảnh hội nghị

Trong những năm qua, quận Ba Đình luôn chú trọng thực hiện nghiêm túc Quyết định số 48 ngày 17/1/2016 của UBND thành phố, Đề án 2446/ĐA-UBND của UBND quận về thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn quận giai đoạn 2020 - 2025. Chú trọng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện theo đúng các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Chương trình 06 của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạnh 2021- 2025” và Chương trình số 09 của Quận ủy về “Phát triển sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Ba Đình- Hà Nội thanh lịch – văn minh; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo, giai đoạn 2020 -2025”.

Phát huy giá trị văn hoá phi vật thể mang đậm giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống của quận

Trên địa bàn quận Ba Đình có 54 lễ hội được tổ chức, trong đó có 11 lễ hội cấp quận, 43 lễ hội cấp phường. Các lễ hội được tiến hành trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống, Luật Di sản văn hoá, Nghị định số 110 của Chính phủ về việc quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, Quyết định số 2068 của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về thực hiện “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” . 100% Lễ hội đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành và sự ủng hộ của cơ quan, doanh nghiệp và Nhân dân. Nhiều Lễ hội được tổ chức quy mô, bài bản, có sự đầu tư kinh phí của quận, đóng góp về nhân lực, vật lực, kinh phí xã hội hóa, qua đó góp phần phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn; đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Các lễ hội đều xây dựng kế hoạch, xin ý kiến cấp trên, xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội và hướng dẫn Nhân dân ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội.

Đ/c Phạm Thị Diễm- Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình trao Giấy khen cho các đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý di tích, lễ hội trên địa bàn quận năm 2023

Song song với đó, các đơn vị, UBND phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật, gắn việc tuyên truyền về các lễ hội với giới thiệu, quảng bá về nguồn gốc và giá trị của lễ hội, di tích, công đức với đất nước của các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, các nhân vật được thờ phụng; chú trọng giới thiệu các di tích nổi tiếng tới du khách trong và ngoài nước thông qua Cổng Thông tin điện tử quận, trang zalo UBND phường, hệ thống mạng xã hội; in, phát hành tờ gấp giới thiệu về di tích; phối hợp với các báo, đài truyền hình xây dựng các chương trình phóng sự...

Đặc biệt, năm 2023, quận Ba Đình đã quyết tâm khôi phục một số lễ hội đã bị mai một, điển hình là các lễ hội Tế khai sắc, Rước khai xuân và Lễ hội truyền thống Kỷ niệm ngày hoá Đức thánh Linh Lang Đại Vương tại di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục; lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền thiên Hắc Đế tại Đền Núi Sưa; lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Huyền thiên Trấn Vũ tại di tích Quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh; lễ hội các phường có lễ rước Phật tại chùa Hoè Nhai, lễ rước kiệu đình Thành Công đã lan tỏa giá trị tốt đẹp, tôn vinh các giá trị văn hóa của dân tộc.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại các di tích gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế của quận.

Công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, thực hiện đảm bảo mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, lộ trình đầu tư của từng dự án, đồng thời tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc theo quy trình tu bổ của Luật Di sản văn hoá. Các di tích sau đầu tư tu bổ, được đưa vào thực hiện có hiệu quả công tác tôn giáo, tín ngưỡng, được Nhân dân và phật tử đánh giá cao; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại các di tích gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế của quận.

Các đơn vị Ký giao ước thi đua thực hiện tốt Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống tại hội nghị

Giai đoạn 2022-2025, quận dự kiến đầu tư tu bổ 21 di tích với kinh phí hơn 550 tỷ đồng. Năm 2023 tiếp tục bổ sung đầu tư 07 dự án nâng tổng số 28 di tích cần tu bổ, tôn tạo, đảm bảo 100% các di tích cần tu bổ trên địa bàn được đưa vào kế hoạch. Trong đó 07 di tích được khởi công năm 2023: đình Giảng Võ (phường Giảng Võ), đền Núi Sưa, đền Đống Nước, Đình Đại Yên, chùa Bát Mẫu (phường Ngọc Hà), đình Ngũ Xã (phường Trúc Bạch), chùa Thanh Ninh (phường Điện Biên). Dự kiến trong năm 2024 tiếp tục khởi công tu bổ 10 di tích và hoàn thiện tu bổ theo đúng Nghị quyết đại hội đảng bộ quận lần thứ 26 nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Trong năm tới, quận Ba Đình chủ trương tiếp tục duy trì có hiệu quả 54 lễ hội theo đúng nghi lễ truyền thống, đúng luật và các quy định, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân. Tiếp tục tìm tòi, phát triển các dư địa mới trong bảo tồn giá trị văn hoá phi vật thể truyền thống, phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô.

Phòng Văn hóa và Thông tin

content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1497
Số lượt truy cập: 4998083