|

Quyền khiếu nại của công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay

Quyền khiếu nại là một trong những quyền con người căn bản được Hiến pháp của hầu hết các nước trên thế giới quy định. Ở Việt Nam, khiếu nại được khẳng định là quyền chính trị cơ bản của công dân, được ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và tiếp tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1980, 1992. Trong bản Hiến pháp năm 2013, quyền khiếu nại được khẳng định lại một lần nữa ở cấp độ bản chất hơn, sâu sắc hơn rằng đó là một trong những quyền cơ bản của con người mà Nhà nước và toàn xã hội có trách nhiệm phải bảo vệ.
content:

Khái niệm quyền khiếu nại của công chức, viên chức

Từ địa vị pháp lý hành chính của công chức, viên chức và bản chất quan hệ pháp lý giữa công chức, viên chức với Nhà nước, có thể đưa ra định nghĩa về quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức như sau: Quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức là khả năng được Nhà nước thừa nhận cho công chức, viên chức có thể yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó.

Đặc điểm quyền khiếu nại của công chức, viên chức

Thứ nhất, quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức do pháp luật hành chính quy định. Đây là bảo đảm pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất để công chức, viên chức hay công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình. Khi và chỉ khi được pháp luật quy định, công chức, viên chức hay công dân mới có thể sử dụng quyền này trong các quan hệ pháp luật hành chính.

Thứ hai, quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức được thực hiện theo thủ tục hành chính. Để quyền khiếu nại hành chính được thực hiện trên thực tế, cần thiết phải có một thủ tục, đó thực chất là một loạt các quan hệ hành chính mới phát sinh giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại, giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và người giải quyết khiếu nại. Đó vừa là các quan hệ nội dung vừa là các quan hệ thủ tục. Thủ tục hành chính tạo ra trình tự pháp lý cần thiết để thực hiện quyền khiếu nại hành chính.

Thứ ba, mục đích thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức là nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại. Mặc dù cùng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại song các quyền và lợi ích chính đáng cụ thể của công dân sẽ khác với các quyền và lợi ích chính đáng cụ thể của công chức, viên chức. Chính sự khác biệt này cùng với khác biệt về địa vị pháp lý hành chính giữa công chức, viên chức và công dân sẽ quyết định những khác biệt giữa quyền khiếu nại của công chức, viên chức và quyền khiếu nại của công dân về đối tượng khiếu nại.

Thứ tư, đối tượng của quyền khiếu nại của công chức, viên chức hẹp hơn so với đối tượng của quyền khiếu nại của công dân. Công dân vừa là chủ thể trao quyền lực cho Nhà nước vừa là đối tượng của quản lý nhà nước. Khác với công dân, công chức, viên chức là những chủ thể được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện quyền lực nhà nước, là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Quyền khiếu nại hành chính của công chức, viên chức, vì vậy, có phạm vi hẹp hơn. Trong khi công dân có thể khiếu nại gần như tất cả các quyết định hành chính cá biệt - cụ thể và hành vi hành chính trừ một số trường hợp ngoại lệ thì công chức, viên chức chỉ có thể khiếu nại đối với quyết định kỷ luật.

Quy định về đối tượng khiếu nại của công chức, viên chức

Yếu tố “quyền và lợi ích hợp pháp” của công chức, viên chức phải được xem xét trong mối tương quan với yêu cầu về tính trật tự, ổn định và liên tục của nền hành chính. Điều đó đặt ra đòi hỏi phải xác định được ranh giới giữa “yêu cầu về tính trật tự, ổn định và liên tục của nền hành chính” với “quyền và lợi ích hợp pháp” của công chức, viên chức. Việc xác định ranh giới này hoàn toàn không đơn giản và lại tiếp tục phụ thuộc vào các yếu tố: (i) mục đích của khiếu nại và hoạt động giải quyết khiếu nại; (ii) các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể; (iii) năng lực của thiết chế thực thi; (iv) khuôn khổ hệ thống pháp luật hiện hành.

Thực tế ở Việt Nam, theo quy định hiện hành của Luật Khiếu nại năm 2011, đối tượng khiếu nại của công chức, viên chức chỉ bao gồm các quyết định kỷ luật, là các quyết định bằng văn bản do người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với công chức, viên chức. Theo quy định này, công chức có quyền khiếu nại đối với sáu loại quyết định kỷ luật gồm: (1) quyết định kỷ luật khiển trách; (2) quyết định kỷ luật cảnh cáo; (3) quyết định kỷ luật hạ bậc lương; (4) quyết định kỷ luật giáng chức; (5) quyết định kỷ luật cách chức và (6) quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Viên chức có quyền khiếu nại đối với bốn loại quyết định kỷ luật gồm: (1) quyết định kỷ luật khiển trách; (2) quyết định kỷ luật cảnh cáo; (3) quyết định kỷ luật cách chức và (4) quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

                                                Trích dẫn bài của Ths. Lê Thị Thúy

Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra - TTCP

 

12/06/2024 - 98 Lượt xem
Chiều 11-6, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm quận Ba Đình đã kiểm tra tại bếp ăn tập thể Tập đoàn Dầu khí (số 18 Láng Hạ, phường Thành Công) và bếp ăn Khách sạn Lake Side (số 23 Ngọc...
10/08/2023 - 437 Lượt xem
Căn cứ Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 05/7/2023 của UBND quận về tiếp tục và mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND quận; Kế...
07/03/2023 - 1367 Lượt xem
Quyền khiếu nại là một trong những quyền con người căn bản được Hiến pháp của hầu hết các nước trên thế giới quy định. Ở Việt Nam, khiếu nại được khẳng định là quyền chính trị cơ bản của công dân,...
20/02/2023 - 139 Lượt xem
Thực hiện kế hoạch số 316/KH-UBND ngày 27/12/2022 của UBND quận Ba Đình về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 ngày 07/10/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Về tiếp tục tăng cường...
03/02/2023 - 69 Lượt xem
- Hôm nay (27/1), tức mùng 6 tháng Giêng, các cơ quan, tổ chức đã bắt đầu ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão kéo dài 7 ngày.  
25/11/2022 - 107 Lượt xem
Kinhtedothi - Chiều 24/11, UBND quận Ba Đình và Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội tổ chức trao đổi và ký “Thỏa thuận hợp tác chiến...
05/09/2022 - 56 Lượt xem
Kinhtedothi - Chiều 30/8, Ban Chỉ đạo Đề án 06 TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn 3 quy trình dịch vụ công Đăng ký khai sinh - Đăng ký kết hôn - Đăng ký khai tử trên Cổng Dịch vụ...
05/09/2022 - 34 Lượt xem
Kinhtedothi - Chiều 30/8, Ban Chỉ đạo Đề án 06 TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn 3 quy trình dịch vụ công Đăng ký khai sinh - Đăng ký kết hôn - Đăng ký khai tử trên Cổng Dịch vụ...
24/08/2022 - 111 Lượt xem
Khiếu nại là một trong những quyền chính trị pháp lý cơ bản của công dân. Nhà nước ta đã xác định, khiếu nại là một hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã...
content:

content:

Thư viện hình ảnh